Tư Duy Như Người Lãnh Đạo

Nếu bạn đã từng đứng đầu trong lĩnh vực nào đó — trong lớp học, trong một môn nghệ thuật, trong một nghề nghiệp, trong một cuộc thi — thì bạn sẽ hiểu tư duy như người đứng đầu có nghĩa là gì.

Người đứng đầu không tự nhiên mà đứng đầu, nhưng đã thường xuyên cố gắng đưa chất lượng công việc của mình lên mức chất lượng đứng đầu.

Người đứng đầu có thói quen đo lường sức mình bằng con số 1. Đứng đầu là mình đã làm việc tốt. Rớt xuống thứ hai là yếu.

Đây là loại người mà người ta nói là “cầu toàn” (perfectionist), muốn điều gì cũng phải hoàn toàn, tuyệt vời. Và đó là điều tốt, các bạn ạ. Chính vì chúng ta cầu toàn mà chúng ta luôn muốn phát triển chính mình — từ các lĩnh vực khoa học, nghệ thuật, thương mại, đến tâm linh.

Trong thế giới nhiều cạnh tranh này, những người sẽ đưa đất nước và đồng bào đi lên sẽ là những người cầu toàn, luôn luôn thúc đẩy chính mình và cơ quan của mình lên hàng số một… …

Miễn là (1) bạn khiêm tốn và (2) bạn không quá khó khăn với bản thân mình và mọi người chung quanh. Người ta thường nghĩ người đứng đầu và muốn đứng đầu là người kiêu căng.

Nhưng sự thật có thể khác. Người đã quen đứng đầu thường ít kiêu căng, vì số 1 đối với họ chỉ là bình thường như là ăn sáng, chẳng có gì đặc biệt để mà kiêu căng.

Nhưng nếu bạn đang ở số 1 và kiêu căng, thì bạn nên điều chỉnh lại cho đúng thái độ và tác phong khiêm tốn của người số 1.

Bản Lĩnh Nhà Lãnh Đạo

Cầu toàn về phẩm chất của chính mình cũng như công việc/sản phẩm của mình là việc nên làm, và đó chẳng là kiêu căng. Đó chỉ là cầu tiến, là tinh tấn (dùng từ ngữ Phật gia). Kiêu căng chỉ là khi bạn xem bạn cao hơn những người khác, xem người khác như thấp hơn mình, tồi hơn mình…

Thúc đẩy mình làm việc với chất lượng cao nhất, đó không phải là kiêu căng, mà chính là tiến bộ và phát triển. Nhưng người cầu toàn có thể quá khó khăn với chính mình và mọi người.

Đối với chính mình, khi mình cố hết sức mà không được đứng đầu, thì đừng căng thẳng. “Đứng đầu” chỉ là một loại bằng chứng, cho mình biết tàm tạm là mình đã cố gắng hết sức.

Nhưng nếu cố gắng hết sức mà đứng thứ 10 thì cũng chẳng sao, đừng căng thẳng. Chẳng lý do gì mà thiên hạ không thể có nhiều người hơn mình, dù mình đã cố hết sức. Nếu họ hơn mình, mình sẽ học được nhiều từ họ, đó là cái lợi cho mình.

Đối với người khác, nhất là những người làm việc cho bạn, nếu người ta là người chỉ thích tà tà, không muốn làm đến mức số 1, thì hãy cho người ta làm như thế, nếu có thể.

Đôi khi trong một nhóm tất cả mọi người đều phải nhanh và mạnh, thì không thể có người nào tà tà được. Vậy thì không dùng được người tà tà. Nhưng nếu đã dùng họ, thì đừng đẩy người ta quá điều người ta muốn. Không phải ai cũng muốn làm việc đến mức số 1.

Tuy nhiên, tất cả chúng ta đều nên chú tâm vào việc thúc đẩy mình làm việc với chất lượng cao nhất, dù ta không cần phải là số 1. Chất lượng cao nhất của công việc của ta sẽ đưa ta đến thành công, cũng như giúp đất nước của chúng ta thành công.

Thói Quen Cần Có Của Nhà Lãnh Đạo Tài Năng.

“Act like a queen and they will treat you like a queen.” (Tạm dịch: “Hãy cư xử như một bà hoàng và họ sẽ đối xử với bạn như thể bạn là một bà hoàng”)

Đòi hỏi chất lượng cao nhất từ chính mình, để đất nước ta có thể lên hàng chất lượng cao nhất, và thế giới sẽ cư xử với chúng ta như là những người làm việc với chất lượng cao nhất, của một quốc gia làm việc với chất lượng cao nhất.

Nước ta sẽ chẳng đi đến đâu nếu đa số chúng ta làm việc theo kiểu cho hết giờ, chứ không phải cho hết mức tiến. Và nếu bạn đã cố gắng hết mức, mà không được số 1, thì cũng chẳng sao. Điều quan trọng là ta đã cố gắng hết mức.

Chúc các bạn một ngày chất lượng.

Để Trở Nên Nhà Lãnh Đạo Tuyệt Vời.

* Kỹ năng cần thiết để trở thành nhà lãnh đạo giỏi

Trần Đình Hoành 


(*) Xem thêm

Bình luận

 

 

 

Đã thêm vào giỏ hàng