Thói Quen Xấu ” vừa đủ” đôi khi giúp bạn Thông Minh Hơn

Tuy nhiên, vừa đủ như thế nào thì cũng cần phải xem lại. Nếu bạn mắc quá nhiều thói quen xấu thì chắc chắn nó không tốt rồi, nhưng theo một số nhà nghiện cứu nếu bạn chỉ có đôi chút thói quen xấu thôi thì đôi khi nó lại vô hại và thậm chí giúp bạn đưa ra những quyết định chính xác hơn và hiệu quả hơn.

Dưới đây, chúng tôi tổng kết ra 10 thói quen được mọi người xem là hành vi “xấu” bởi nó có thể ngược lại với những hành vi “tốt” theo quan niệm của cha mẹ, giáo viên và đồng nghiệp của bạn.

1- Cắn móng tay

Các nhà nghiên cứu đã quan sát khoảng 1.000 trẻ nhỏ kể từ khi chúng lên 5 tuổi. Ở các độ tuổi 5, 7, 8 và 11, các nhà nghiên cứu thường hỏi các bậc phụ huynh của các em nhỏ này xem xem liệu các em có hay cắn móng tay, mút ngón tay cái hay không. Sau khi thu thập, thống kê và phân loại, kết quả cho thấy khoảng 1/3 các bé có thói quen đó.

Sau đó, các nhà nghiên cứu thực hiện các bài kiểm tra khi các em nhỏ đó lớn hơn ở độ tuổi 13 và 32, họ phát hiện thấy những người nào thuở nhỏ hay cắn móng tay, mút ngón tay có tỷ lệ mắc bệnh dị ứng rất thấp. Nói vậy không có nghĩa là những hành vi này cần khuyến khích, bởi cắn móng tay dễ làm tổn thương vùng da xung quanh móng, nguy cơ nhiễm trùng cao, còn mút ngón tay cái từ nhỏ có thể khiến hàm răng không thẳng hàng.

2- Trì hoãn

Steve Jobs và John Sculley CEO của PepsiCo.

Nhiều người cho rằng sự trì hoãn đồng nghĩa với lề mề, vô trách nhiệm và thường đánh đồng sự trì hoãn công việc chính là lười biếng, thực ra không hẳn vậy, nó có thể đơn giản là đang chờ thời cơ hoặc chưa đến thời điểm thích hợp. Hay nói cách khác, sự trì hoãn đôi khi có thể giúp thúc đẩy sáng tạo, bởi lẽ bạn đang cho mình một cơ hội để phát triển một ý tưởng lớn hơn của bản thân.

Steve Jobs của Apple là một ví dụ cho một người đạt được những lợi ích to lớn từ việc trì hoãn một số nhiệm vụ cụ thể. Steve hay trì hoãn việc gì đó để có thể đưa ra được những ý tưởng sáng tạo, xuất sắc hơn và những quyết định đúng đắn hơn. Ông sẽ trì hoãn việc ra quyết định để nghiền ngẫm tìm hướng đi mới, chờ đợi đến lúc các ý kiến khác nhau ngã ngũ, và nó trở nên rõ ràng hơn để mọi người đều có thể hiểu và thừa nhận nó.

3. Lễ mề, trễ nải

Lề mề trở thành “kinh niên” có thể sẽ có tác động không tốt đến cả công việc cũng như cuộc sống cá nhân của bạn, vì nó sẽ khiến người khác thấy bạn là một người vô tổ chức, hoặc tồi tệ hơn cả, là sẽ đánh giá bạn không tôn trọng người khác. Đồng nghĩa là hình ảnh của bạn đã bị sứt mẻ trong mắt nhiều người.

Tác giả của cuốn sách “Never Be Late Again” Diana DeL onzor cũng chỉ ra nhược điểm của việc trễ nải, theo tác giả “Nhiều người lề mề có khuynh hướng lạc quan và ảo tưởng, và điều này ảnh hưởng đến khái niệm của họ về thời gian. Họ thực sự tin rằng họ có thể làm xong được mọi việc từ giặt là quần áo, chợ búa, đến đón con cái ở trường chỉ trong một tiếng đồng hồ.”

Nói cách khác, thì những người hay lề mề, trễ nải thường có thái độ lạc quan, luôn nghĩ rằng mọi việc sẽ xảy ra theo chiều hướng tốt nhất. Cách nghĩ này có lợi nhưng cũng có hại, nó là con dao hai lưỡi trong cuộc sống.

4. Phàn nàn

Thực tế mà nói, không ai muốn cứ phải nghe đi nghe lại những lời phàn nàn của người khác về đồng nghiệp phiền phức, mưa nắng hay chất lượng phục vụ tồi ở một nhà hàng mà người đó vừa dùng bữa.

Nhưng theo một nghiên cứu gần đây trích dẫn trên The Atlantic cho thấy, cùng là hành động tìm người khác để chia sẻ, thì những người hay than phiền lại là người hạnh phúc hơn những người dễ bốc hỏa, trút giận lên người khác.

Nếu bạn là người có thói quen ca cẩm, thì có nhiều cách để thực hiện nó sao cho hợp lý để bạn vừa có thể xả mối bận tâm trong lòng mà vừa không làm người khác khó chịu. Phàn nàn cần đúng kiểu. Khi phàn nàn hãy tìm đúng người có khả năng giải quyết vấn đề của bạn để có phương hướng giải quyết nó.

Bạn có thể thực hiện theo ba bước: Trước hết, hãy dẫn dắt câu chuyện để người nghe không cảm thấy khó chịu và có ý cảnh giác. Thứ hai, hãy cố giữ bình tĩnh khi chia sẻ mối bận tâm trong lòng, đừng nói với tâm thái oán hận, thù địch. Cuối cùng, nói với người nghe rằng bạn đánh giá cao phương án họ đưa ra nhằm giúp bạn tháo gỡ và giải quyết vấn đề của bản thân.

Thói Quen Xấu Ảnh Hưởng Đến Công Việc Và Cuộc Sống Như Thế Nào ?

5. Nhai kẹo cao su

Nhai kẹo cao su, bản thân nó không phải là hành vi xấu, mà nó bị đánh giá là tốt hay không tốt tùy thuộc vào nơi mà bạn thực hiện hành vi đó. Nếu đang trong một cuộc phỏng vấn mà bạn lại nhai kẹo cao su thì là đó là hành vi thô lỗ, nhưng khi bạn đang ngồi một mình, thì đó lại là một cách để thư giãn và nâng cao năng suất công việc.

Nhiều nghiên cứu đã nhận thấy rằng việc nhai kẹo cao su sẽ giúp bạn cảm thấy tỉnh táo và hoạt bát hơn – thậm chí còn có nghiên cứu nhận thấy rằng người nhai kẹo cao su thực hiện các bài kiểm tra trắc nhiệm IQ tốt hơn với những người không nhai kẹo. Ngoài ra, việc nhai kẹo cao su còn giúp cải thiện tâm trạng và giảm mức độ hormone gây căng thẳng cho cơ thể con người.

6. Bàn làm việc bừa bộn

Nếu trên bàn của bạn ngập ngụa giấy tờ đến mức tràn sang cả bàn của đồng nghiệp, thì đã đến lúc bạn cần dọn dẹp lại bàn làm việc mình cho gọn gàng hơn. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ để bàn của mình bị lộn xộn, không gây phiền hà cho ai khác, thì có thể đôi khi sự “vô tổ chức” đó lại có ích cho bạn.

Nhiều nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng sự không ngăn nắp đó lại giúp bạn định ra mục tiêu công việc tốt hơn, bởi chúng ta sẽ luôn có động lực tìm ra tài liệu ở đâu đó trên bàn. Hay nói cách khác, sự lộn xộn cũng có thể là một cách thức giúp bạn làm việc năng suất hơn.

7. Điệu một chút tại nơi làm việc

Chắc chắn một điều là khi đang ngồi với ông chủ, hay đối tác thì bạn không nên mất tập trung, oằn người, tay gõ chân rung, bởi nó sẽ bị đánh giá là một hành vi không lịch sự, và xao lãng công việc.

Tuy nhiên, việc rung chân hay vặn vọ ngón tay hay thậm chí điệu một chút khi đang làm việc có thể là một hành vi giúp cho bạn khỏe mạnh và cảm thấy yêu đời hơn. Một nghiên cứu nhận thấy rằng những người phụ nữ hay bồn chồn chân tay, cựa quậy nhúc nhích trong khi làm việc có tỷ lệ tử vong thấp hơn so với những phụ nữ cho biết họ không mấy khi cảm thấy bồn chồn. Nguyên nhân là vì khi bồn chồn, mất tập trung sẽ giúp giải tỏa căng thẳng hơn là khi phải ngồi mãi ở một chỗ.

8. Hay “buôn dưa lê”

Nhiều nghiên cứu khoa học đã nhận thấy rằng việc hay buôn chuyện có thể giúp cải thiện tâm trạng của bạn. Ngoài ra còn có một nghiên cứu chỉ ra rằng khi các tình nguyện viên tham gia vào thử nghiệm được đề nghị quan sát hành vi gian lận trong một bài kiểm tra đánh giá sự trung thực, kết quả cho thấy nhịp tim họ tăng lên.

Tiếp theo, các nhà nghiên cứu yêu cầu những người này viết một điều gì đó mà họ muốn chia sẻ, thì hơn một nửa số tình nguyện viên đã ghi lại những mánh khóe của những người gian lận. Sau khi làm vậy họ cảm thấy thoải mái hơn, tâm trạng được cải thiện và nhịp tim trở lại bình thường. Các nhà nghiên cứu gọi hình thức truyền tin này là “prosocial gossip” (buôn chuyện giúp đỡ xã hội). Điều này cho thấy những người tham gia thử nghiệm sau khi thực hiện loại hành vi “prosocial gossip” đã giải tỏa được bức xúc.

9. Suy nghĩ vẩn vơ

Thực tế nếu bạn thường xuyên lơ đễnh, sẽ khiến đồng nghiệp, cấp trên hay những người xung quanh bạn không mấy thoải mái. Ngoài ra, nếu lúc nào tâm hồn cũng treo ngược cành cây thì đến một lúc nào đó bạn sẽ thấy khó chịu với chính mình. Tuy nhiên, nếu bạn làm chủ được nó, chủ ý để đầu óc bạn mông lung một chút sẽ giúp bạn đẩy mạnh tư duy sáng tạo và làm việc hiệu quả hơn.

Một nghiên cứu đăng tải trên “The Harvard Business Review” kết luận rằng nên để đầu óc của bạn thảnh thơi trong khoảng 12 phút mỗi khi bạn gặp một vấn đề/nhiệm vụ khó khăn. Bạn sẽ dễ dàng đưa ra giải pháp sau khi thư giãn. Những khoảng nghỉ ngơi ngắn dành cho não bộ sẽ giúp não bạn được xả hơi, làm tăng khả năng suy xét và sáng tạo.

10. Dùng từ phụ trong câu nói

Khi nói chuyện mà hay xuất hiện chữ “ừm”, “à” và “ừ” thì có vẻ không chuyên nghiệp lắm. Nhưng một bài báo gần đây của Quartz cho hay có nghiên cứu chỉ rằng những từ như “ừm”, “à” có thể giúp đối phương nghe hiểu và nhớ những gì bạn nói hơn. Ngoài ra, cũng có nghiên cứu cho hay những người chăm chỉ, tận tâm hơn lại thường có cách giao tiếp này.

* Nâng cao giá trị bản thân, nâng cao chất lượng cuộc sống

Theo This Is Insider
Minh Minh

 

 

 


(*) Xem thêm

Bình luận

 

 

 

Đã thêm vào giỏ hàng