Kỹ Năng Lắng Nghe Của Nhà Lãnh Đạo

Trong một công ty có sức cạnh tranh thì sự gắn kết đội ngũ trong nội bộ thường sẽ rất mạnh. Dù năng lực cá nhân có tốt đến đâu, nhưng ‘chiến đấu đơn độc’ chỉ phù hợp ở phòng làm việc riêng, chứ không thể làm được việc lớn.

Lắng nghe là một kỹ năng có thể tự rèn luyện được

Một người có 24 giờ một ngày, chúng ta còn phải ăn, ngủ, nghỉ ngơi, chăm sóc gia đình…, tài năng của mỗi người cũng có hạn, không thể cái gì cũng giỏi. Vì vậy, trong tập thể cần những nhân tài đa dạng và sự phối hợp chỉnh thể thì mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Một người lãnh đạo tập thể, người quản lý hoặc giám đốc công ty cần phải có khả năng dẫn dắt tập thể hoặc công ty tiến lên, hoàn thành các mục tiêu. Người ta thường hay nói rằng một người có thể khiến các thành viên trong tập thể tập trung lực hướng tâm là người có “sức hấp dẫn” của người lãnh đạo.

Vậy thì một người như thế nào được coi là người có sức hấp dẫn của người lãnh đạo? Điều kiện đầu tiên đó là biết lắng nghe và có khả năng lắng nghe.

Lắng nghe đôi khi là một khả năng thiên phú, người thiện lương biết thấu hiểu thường sẽ có thể lắng nghe người khác. Đồng thời đây cũng là một kỹ năng cần phải rèn luyện.

Vậy là một nhà lãnh đạo, làm thế nào để học cách lắng nghe? Cần phải nắm được những điều sau:

1. Có thể để ý sự thay đổi của mọi vật và mọi người xung quanh

Để ý đến sự thay đổi của sự việc và mọi người xung quanh, điều này nghe có vẻ chẳng mấy liên quan với việc “lắng nghe”. Tuy nhiên, lại rất liên quan.

Có một cuộc nghiên cứu cho thấy những người biết chú ý đến sự thay đổi xung quanh thường sẽ có khả năng sáng tạo, năng lực và sức ảnh hưởng hơn dù trong công việc hay cuộc sống. Người biết nắm bắt những điều đang xảy ra xung quanh thường thể hiện họ biết cấp dưới đang có chuyện gì, ai làm sao, vấn đề gì đó thế nào. Đồng thời cũng thể hiện rằng họ có thể cảm giác được sự thay đổi trong lòng mình, phản ứng tâm tư của mình và tâm trạng của cấp dưới.

Người Thông Minh Thường Ôn Hòa và Trầm Tĩnh

Có thể một số người sẽ nói rằng lúc nào cũng chú ý đến sự thay đổi của môi trường xung quanh liệu có khiến chúng ta phân tâm, lo lắng, không thể tập trung vào mục tiêu đã định hay không?

Thật ra không hoàn toàn là như vậy. Bởi vì tư tưởng của con người là một chuỗi khái niệm biểu đạt. Những khái niệm này chính là sự trừu tượng hóa sự vật cụ thể thành câu cú, danh từ, động từ v.v… sau đó chúng ta dùng ngôn ngữ để biểu đạt ra ngoài hoặc tự mình suy ngẫm. Việc có thể cảm giác được phản ứng tâm lý của bản thân chính là biết được mình đang nghĩ những gì, có thể cảm giác được cũng có nghĩa là biết kiểm soát.

Vì vậy, một người lãnh đạo giỏi, họ biết lắng nghe lòng mình, họ biết nội tâm mình đang muốn nói gì, biết bản thân đang nghĩ gì. Đồng thời, một người lãnh đạo ưu tú cũng luôn sẵn sàng lắng nghe người khác, hiểu được họ muốn nói, muốn biểu đạt những gì, đây là sự khởi đầu của một cuộc trao đổi tập thể hiệu quả.

2. Tránh việc tự “lải nhải” trong đầu

Thế nào là một cuộc trao đổi không hiệu quả? Chính là đôi bên có vẻ như có người nói, người nghe, nhưng lại không thật sự lắng nghe, không thật sự muốn nghe những gì mà đối phương muốn biểu đạt, thậm chí có thói quen ngắt lời đối phương, sau đó dùng lời lẽ phản bác lại.

Đôi khi chúng ta có nghe lời người khác nói, nhưng đồng thời trong đầu cũng đang tự nói, đó là khi người kia nói những điều khiến chúng ta bất mãn, tự trong đầu sẽ có ý kiến phát ra. Tuy không nói ra miệng, nhưng trong lòng vẫn tự “lải nhải”. Đây chính là một cuộc trao đổi không có hiệu quả, chỉ tỏ ra vẻ bề ngoài, không thật sự muốn giải quyết vấn đề.

Là một người quản lý, khi trò chuyện cùng các thành viên, bạn hãy xem thử liệu mình có thể dừng được lời tự thì thầm đó trong đầu được không, đừng cứ người khác nói là phản bác, người ta cũng không muốn đến tìm bạn để trò chuyện, có nói cũng chỉ là xã giao mà thôi. Vì thế hãy bình tĩnh lại, lắng nghe người khác nói, xem thử yêu cầu hoặc khó khăn của họ là gì thì mới có thể thật sự giải quyết được vấn đề.

3. Hỏi và lặp lại

Khi trò chuyện, điều quan trọng là xác nhận xem ý kiến của mình có được thể hiện chính xác hay không. Nếu có điều gì không chắc chắn thì hãy hỏi đối phương: “Tôi hiểu như thế này có đúng không…” hoặc “Ý bạn vừa nói có phải là…”.

Bí Quyết Nâng Cao Năng Lực Tập Trung Của Não Bộ.

Đôi khi người kia nói quá nhanh, chúng ta nghe không hiểu, cũng đừng cho rằng họ có ý này hoặc ý kia. Xác nhận lại nhiều lần, nói lại một lần nữa thường sẽ không gây ra hiểu lầm.

Hợp tác tập thể tốt, có thể nhất trí cùng một mục tiêu, trao đổi có hiệu quả, tập thể ít khoảng cách thì mọi việc mới dễ dàng thuận lợi được.

Cần Làm Gì Để Có Cuộc Sống Tốt Đẹp Hơn ?

Kỹ Năng Giao Tiếp, Thuyết Trình và Tạo Lập Mối Quan Hệ

Thanh Trúc


(*) Xem thêm

Bình luận

 

 

 

Đã thêm vào giỏ hàng