Sáng Tạo Mỗi Ngày: Không Khó Như Bạn Nghĩ

Năm 1891, nhà khoa học người Đức Hermann von Helmholtz – người có một trong các thành tựu là sáng tạo ra kính soi đáy mắt – được vinh danh bằng một buổi tiệc mừng sinh nhật thứ 70. Ông đứng lên phát biểu và chia sẻ cách ông đã nghĩ ra các ý tưởng sáng tạo của mình:

Tôi thường bất chợt nảy ra các ý tưởng mà không cần bất kỳ nỗ lực nào, cứ như một cảm hứng vậy… Nhưng các ý tưởng chưa bao giờ xuất hiện khi tôi mệt mỏi hay đang làm việc.

Trước hết, tôi luôn phải xem xét mọi khía cạnh của vấn đề đến mức khắc ghi tất cả vào đầu… Sau đó tôi phải trải qua một giờ đồng hồ hoàn toàn thấy khỏe mạnh và yên tĩnh, thì các ý tưởng hay mới xuất hiện. Ý tưởng thường xuất hiện vào buổi sáng khi tôi vừa thức giấc… đặc biệt là trong lúc tôi tản bộ dưới trời nắng qua những ngọn đồi đầy cây xanh.

Ba mươi lăm năm sau, nhà tâm lý học xã hội Graham Wallas đã trích lời phát biểu của Helmholtz và đưa ra 4 “giai đoạn kiểm soát”: Chuẩn bị, Ấp ủ, Sáng kiến và Xác minh.

4 “giai đoạn kiểm soát” đưa đến những ý tưởng sáng tạo 

Ý tưởng cũng cần có sự chuẩn bị

Đi Một Ngày Đàng, Học Một Sàng Khôn

* Ở giai đoạn Chuẩn Bị, bạn tìm hiểu càng nhiều về vấn đề càng tốt, hoặc như Helmholtz nói, bạn phải “xem xét mọi khía cạnh của vấn đề” để “khắc ghi” mọi thứ liên quan vào đầu.

* Ở giai đoạn Ấp Ủ, bạn cho phép phần vô thức của mình tìm cách xử lý vấn đề. Việc này diễn ra khi bạn đang “tản bộ qua các ngọn đồi” hoặc khi bạn đang ngủ. Nói cách khác, đó là khi bạn làm bất kỳ việc gì để được “khỏe mạnh và yên tĩnh.”

* Khi Sáng Kiến xuất hiện, giải pháp cho vấn đề sẽ tìm đến bạn. Như Helmholtz nói, nó không thường đến với bạn khi bạn đang làm việc mà có thể là khi bạn vừa thức giấc.

* Ở giai đoạn Xác Minh, bạn đảm bảo ý tưởng phù hợp với các tiêu chuẩn của mình. Ý tưởng có giải quyết được những vấn đề bạn đã xác định trong giai đoạn Chuẩn Bị không?

Bốn giai đoạn trên đã được trích dẫn trong hàng ngàn tài liệu nghiên cứu về sự sáng tạo. Các nhà thần kinh học Mark Beeman và John Kounios đã viết trong quyển The Eureka Factor rằng những quan sát của Helmholtz vẫn chính xác sau hơn 120 năm. Phần vô thức “ấp ủ” những dữ kiện thu thập được và tìm ra các mối liên kết đưa đến “sáng kiến.”

Sai lầm phổ biến trong sáng tạo

Tại Sao Nên Đọc Sách Mỗi Ngày

Sai lầm mà hầu hết mọi người đều mắc phải khi nỗ lực sáng tạo là không đi theo các giai đoạn tư duy dẫn đến những ý tưởng sáng tạo. Chúng ta ngồi xuống và cố gắng viết blog hoặc viết tiểu thuyết, nhưng rồi sau đó ta bỏ cuộc.

Xung quanh chúng ta luôn tồn tại yếu tố gây xao nhãng, trong khi đó việc kiểm tra email hoặc ngồi xem Netix thì thoải mái hơn nhiều. Nhưng nếu bạn thực hiện theo các giai đoạn trên, ý tưởng sáng tạo có thể đến với bạn dễ dàng hơn.

7 nhóm hoạt động sáng tạo

Nếu sắp xếp công việc sáng tạo của mình theo 7 nhóm này, bạn có thể tạo điều kiện cho ý tưởng sáng tạo dễ dàng nảy sinh qua 4 giai đoạn kiểm soát. Bạn có thể tránh bị bế tắc, bị xao nhãng hay kiệt sức.

1. Đặt Ra Ưu Tiên: Để tạo không gian cho hoạt động sáng tạo, bạn luôn cần hình dung thật rõ những gì bạn đang làm. Những ưu tiên của bạn càng rõ ràng, bạn càng dễ tập trung vào việc trước mắt. Phương pháp Hoàn Thành Mọi Việc (Getting Things Done - GTD) có thể giúp đẩy lùi mọi sự xao nhãng ra khỏi tâm trí bạn.

Một “bản đánh giá hàng tuần” (cũng là một khái niệm của GTD) có thể giúp bạn cảm thấy mình đang kiểm soát tình hình. Việc duy trì các thói quen sáng tạo cũng giúp tạo ra không gian cho hoạt động sáng tạo. Khi Đặt Ra Ưu Tiên, bạn dọn trống không gian trong tâm trí cho hoạt động Tạo Dựng.

2. Tạo Dựng: Các ý tưởng sáng tạo thường xuất hiện một cách ngẫu nhiên, vì vậy bạn cần phải tạo càng nhiều cơ hội cho nó xuất hiện càng tốt. Hãy xây dựng một thói quen sáng tạo.

Tạo ra một “thành phẩm” mỗi ngày, bất kể đó là đoạn văn gồm 100 từ, một bản nhạc dài 30 giây hay một biến tấu mới của món mì trứng. Khi Tạo Dựng, bạn cho tất cả những hoạt động chuẩn bị sáng tạo trên kết hợp với nhau.

3. Khám Phá: Sự tò mò có một sức mạnh đặc biệt thúc đẩy bạn nỗ lực nhiều hơn, đưa bạn đến những nơi chưa từng được khám phá. Và việc đi theo sự tò mò có thể giúp đong đầy nguồn năng lượng sáng tạo của bạn.

Hãy dành thời gian để Khám Phá những điều bạn tò mò muốn biết, vì những điều này có thể kết hợp với những điều khác để tạo nên các ý tưởng tuyệt vời. Khi Khám Phá, bạn thu thập dữ liệu thô cho những hiểu biết mà bạn sẽ có được khi Tạo Dựng.

4. Nghiên Cứu: Để xử lý một vấn đề sáng tạo, bạn phải hoàn thành giai đoạn Chuẩn Bị. Nếu Nghiên cứu một vấn đề trước khi Tạo Dựng, bạn sẽ đặt ra bối cảnh cho việc xử lý vấn đề. Nếu Nghiên Cứu sau khi Tạo Dựng, bạn sẽ trả lời những câu hỏi mà mình gặp phải trong quá trình xử lý vấn đề.

5. Nghỉ Ngơi: Bạn có thể cần bỏ ra 10.000 giờ đồng hồ để đạt được sự tinh thông, nhưng bạn cũng cần 12.500 giờ cho việc Nghỉ Ngơi. Khi Nghỉ Ngơi, bạn cho phép phần vô thức của mình xử lý các vấn đề sáng tạo, đồng thời khôi phục nguồn năng lượng của mình để có thể Đặt Ra Ưu Tiên một cách rõ ràng và để Tạo Dựng một cách suôn sẻ.

Nghỉ ngơi để nuôi dưởng và củng cố nhiều ý tưởng

Người Giàu Nghĩ Gì?

6. Củng Cố: Một ý tưởng tuyệt vời sẽ trở nên vô ích nếu bạn thực hiện nó không đúng cách. Bạn cần đảm bảo thiết kế nhà cao tầng táo bạo của mình sẽ không bị đổ sập, và tiểu thuyết của mình không sai chính tả. Khi thực hiện hoạt động Củng Cố, những viên đá mà bạn khai thác được khi Tạo Dựng sẽ biến thành những viên ngọc lấp lánh.

7. Quản Trị: Hầu hết chúng ta không đủ khả năng thuê người chăm lo cho cuộc sống và công việc của ta trong lúc ta tập trung sống cuộc đời nghệ thuật. Ta phải thanh toán hóa đơn, phải kiếm tiền và có nhiều chuyện vặt phải làm.

Khi Quản Trị, bạn sắp xếp mọi chuyện đâu vào đấy để có thể tiếp tục làm điều mà bạn đang làm.

3 giai đoạn trở thành người sáng tạo không ngừng

Trong một thế giới hoàn mỹ, bạn sẽ biết chính xác lúc nào trong ngày và trong tuần là lý tưởng nhất để tập trung năng lượng cho từng hoạt động sáng tạo. Bằng cách tập trung vào từng hoạt động, bạn sẽ giúp bản thân tránh được sự trì hoãn.

Bạn có thể viết một bản nháp cho tiểu thuyết của mình (Tạo Dựng), tự tin rằng sau cùng mình cũng viết được lời thoại phù hợp với bối cảnh nước Anh thập niên 1890 (thông tin mà bạn đã Nghiên Cứu). Bạn không bị xao nhãng vì chợt nhớ ra mình sắp hết xà phòng rửa tay, vì bạn biết mình sẽ xử lý việc đó vào lúc khác (Quản Trị).

Trên thực tế, quá trình thực hiện các hoạt động này diễn ra liên tục.

1. Trước tiên hãy xây dựng một thói quen sáng tạo nhỏ. Hãy tìm thời điểm trong ngày mà bạn có năng lượng sáng tạo cao nhất, đó thậm chí có thể là khi bạn đang mệt. Hãy tạo ra một tác phẩm nhỏ đến mức bạn không thể không hoàn thành nó.

2. Dành thời gian để Đặt Ra Ưu Tiên. Một khi đã xây dựng được thói quen, hãy dành ra một giờ đồng hồ mỗi tuần để làm “bản đánh giá hàng tuần”. Hãy dành ra nguồn năng lượng tâm trí để sáng tạo tác phẩm.

3. Nghỉ ngơi có mục đích. Khi đã bắt đầu tập Đặt Ra Ưu Tiên, hãy thiết lập các khoảng thời gian trong ngày và trong tuần để làm một việc gì đó giúp bạn hồi phục năng lượng. Hãy tách phần ý thức khỏi những vấn đề sáng tạo và để phần vô thức xử lý nó. Hãy chú trọng giấc ngủ.

Sau khi tiến bộ ở 3 giai đoạn này, bạn sẽ bắt đầu cảm nhận được khi nào mình có năng lượng phù hợp để Nghiên Cứu hay Củng Cố, và bạn sẽ thiết lập được phương pháp tránh để những việc trong hoạt động Quản Trị ngăn mình tạo ra thành quả tốt nhất.

Nếu luyện tập đủ nhiều, bạn sẽ tạo cho mình một tuần lý tưởng, tạo ra thành quả mà không bị kiệt sức hay bị xao nhãng.

Bí Quyết Nâng Cao Năng Lực Bản Thân

Kỹ năng Thuyết Trình Và Nói Trước Công Chúng

***

Tác giả: Davis Kadavy

Người dịch: Nguyễn Ngọc Lan Anh


(*) Xem thêm

Bình luận

 

 

 

Đã thêm vào giỏ hàng