Đặt Mình Vào Hoàn Cảnh Của Người Khác

Trong nhiệm kỳ tổng thống của mình, Barack Obama thường nói đến khả năng “nhìn thấy bản thân mình trong những người khác”. Trước đó, năm 1859, nhà thơ người Mỹ Oliver Wendell Holmes đã viết, “Sự thấu hiểu trong khoảnh khắc đôi khi đáng giá bằng một trải nghiệm của cuộc đời”.

Luôn nhìn lại bản thân mình để hoàn thiện bản thân

Cả hai câu nói đều phản ánh chủ đề mà các nhà tâm lý học đã sôi nổi tranh luận: cách chúng ta hiểu và cảm nhận được những biến cố phức tạp trong cuộc sống, như các mối quan hệ đổ vỡ, sự mất đi người thân hoặc xung đột giữa các cá nhân. Và cụ thể hơn nữa, trong nghiên cứu của tôi và đồng nghiệp, đó là cách ta có thể dùng trải nghiệm cá nhân để thấu hiểu người khác.

Đã bao giờ bạn nói với ai đó đang ở trong một tình huống phiền toái rằng “Mình hiểu được chính xác cảm giác của bạn” chưa? Phản ứng đồng cảm này thường được hình thành khi bạn kết nối hoàn cảnh của họ với những trải nghiệm tương tự của bản thân. Từng “ở trong vị trí đó”, ta tin mình hiểu được cảm giác của họ, nhưng thực sự có đúng như vậy hay không?

Để làm rõ vấn đề này, ta cần phân tích cách ta suy nghĩ về bản thân (nhìn lại chính mình) và cách ta suy nghĩ về người khác (đặt mình vào vị trí của đối phương).

Nhìn lại chính mình là gì?

Bạn mạnh mẽ hơn bạn nghĩ

Tư Duy Như Triệu Phú

Nhìn lại chính mình là quá trình hướng sự chú ý của bạn vào bên trong, xem xét những cảm giác của bản thân bạn ở một thời điểm nào đó, tìm hiểu lý do vì sao bạn lại có một hành động nào đó và cách mà trải nghiệm trong quá khứ hình thành con người bạn. Điều đáng ngạc nhiên là chúng ta không thường xuyên làm việc này đủ nhiều, mà ta thường hướng sự chú ý ra bên ngoài hơn.

Một số người thực hiện quá trình “nhìn lại chính mình” giỏi hơn người khác – một đặc điểm tính cách được gọi là sự tự ý thức về bản thân. Nhưng dù không giỏi tự ý thức, bạn vẫn có thể rèn luyện khả năng này bằng cách biến bản thân thành “mục tiêu” cho hoạt động nhận thức của mình, qua việc nhìn vào gương, tự ghi âm/thu hình và ở gần người khác, v.v. Những người có ý thức về bản thân cao hơn sẽ có trách nhiệm hơn đối với kết quả của những sự việc diễn ra trong cuộc sống. Họ ý thức được khả năng của mình (ví dụ: năng lực học tập) phù hợp với hiện thực (ví dụ: bảng điểm). Ngoài ra, họ cũng mô tả đúng hơn về con người mình. 

Việc nhìn lại chính mình và việc thấu hiểu người khác liên quan với nhau như thế nào?

Trong khi việc nhìn lại chính mình giúp bạn hiểu rõ bản thân, thì việc đặt mình vào vị trí của người khác sẽ giúp bạn hiểu cảm giác của bản thân khi ở trong tình huống của họ, từ đó bạn có thể đồng cảm với những gì họ đang trải qua.

Chúng ta thực hiện việc này mỗi ngày, chẳng hạn như dự đoán cách người tài xế ở làn đường bên cạnh sẽ xử lý thế nào trong một tình huống, mặc dù góc nhìn thị giác của họ khác với ta, hoặc khi ta an ủi một người bạn gặp phải chuyện không may.

Trong những nghiên cứu kích thích khả năng tự ý thức về bản thân (như thông qua gương soi hoặc ghi âm lời nói), người tham gia có ý thức bản thân tốt cho thấy họ hiểu rõ góc nhìn thị giác của mình lẫn của người khác hơn, chẳng hạn như họ có thể tự vẽ một chữ E lên trán mình sao cho người đối diện đọc được nó.

Tuy nhiên, khi ta lo lắng về việc bị đánh giá hoặc ngay cả khi đang vội, khả năng chú ý đến những người xung quanh của ta sẽ sụt giảm rõ rệt.

Một trong những cách mà chúng ta áp dụng để hiểu được trải nghiệm của người khác là tưởng tượng mình đang ở vị trí của họ, rồi dùng những kinh nghiệm của bản thân về thất bại và mất mát để kết nối với hoàn cảnh của họ. Quá trình này có cơ sở khoa học về thần kinh: vùng não được kích hoạt khi ta tập trung vào quan điểm của mình cũng được kích hoạt khi ta xem xét quan điểm của người khác.

Nhớ về tình huống tương tự mà mình đã trải qua sẽ giúp bạn dễ thấu hiểu người khác hơn, từ đó bạn có thể quan tâm và đồng cảm với họ. Đối phương cũng sẽ cảm thấy được thấu hiểu hơn nếu bạn chia sẻ về trải nghiệm tương tự của mình. Tuy nhiên, không phải lúc nào ta cũng dự đoán chính xác suy nghĩ và cảm xúc của người khác, và đôi khi ta không quan tâm đủ nhiều hoặc sẵn sàng giúp đỡ họ - đặc biệt là nếu ta cũng đang phải trải qua hoàn cảnh khó khăn tương tự.

Có trải nghiệm tương tự là chưa đủ, quan trọng là bạn còn cần phân tích cách mình xử lý trải nghiệm đó trong quá khứ.

9 điều kiêng kị của người thành công

Hình thức nhìn lại chính mình nào giúp ta thấu hiểu người khác?

Các nhà nghiên cứu tin rằng sự tự ý thức về bản thân bao gồm 2 hình thức nhìn lại chính mình: một hình thức được thúc đẩy bởi sự tò mò muốn biết nhiều hơn về những điều mà mình băn khoăn - sự quan tâm khách quan về bản thân, và một hình thức nghiền ngẫm (rumination) về các trải nghiệm cá nhân bắt nguồn từ nỗi lo âu và nỗi sợ mất mát.

Hạnh Phúc Để Thành Công.

Hình thức thứ hai đòi hỏi bạn tái hiện lại sự kiện trong đầu, và bạn thường ít khi nhận thức được lý do vì sao mình lại làm điều này. Mặc dù hoạt động nhìn lại chính mình hay sự chú ý tích cực thường gắn liền với ý muốn xem xét quan điểm của đối phương, nhưng khuynh hướng nghiền ngẫm lại có tác động ngược lại.

Khi bị thu hút và quan tâm quá mức đến những bất hạnh của mình, bạn sẽ khó chuyển hướng chú ý sang người khác và những trải nghiệm của họ. Nghiền ngẫm càng nhiều, bạn càng mắc kẹt trong nỗi đau cá nhân. Thay vì làm bạn muốn kết nối với hoàn cảnh của người khác, nỗi đau cá nhân thường khiến bạn muốn trốn chạy.

Ta nên suy nghĩ về trải nghiệm trong quá khứ như thế nào?

Ban đầu, việc nghiền ngẫm về những biến cố trong cuộc sống như hôn nhân đổ vỡ là bình thường. Tuy nhiên, ta có thể bị ám ảnh với những trải nghiệm này và rơi vào lo âu hay trầm cảm. Để những trải nghiệm cá nhân có thể giúp mình kết nối với người khác, bạn cần ngừng gặm nhấm nỗi đau để bắt đầu nhìn nhận một cách sâu sắc về những chuyện đã xảy ra.

Cách bạn suy nghĩ về trải nghiệm trong quá khứ có thể thúc đẩy hoặc cản trở việc hình thành cái nhìn sâu sắc này. Bạn có thể đắm chìm trong quá khứ – như thể sự việc ấy đang diễn ra ngay trước mắt bạn. Cách này có thể làm sống lại quá khứ nhưng cũng khiến bạn tức giận và đổ lỗi cho những người liên quan.

Ngược lại, bạn có thể chọn giữ khoảng cách, hình dung sự việc ở vị trí của “người thứ ba”. Cách này sẽ giúp bạn tập trung tìm hiểu vì sao biến cố ấy xảy ra; bạn thu được hiểu biết nhưng vẫn độc lập với những cảm xúc tiêu cực.

Chưa có nghiên cứu trực tiếp nào tìm hiểu mối liên hệ của việc đặt mình vào vị trí của người khác với 2 cách trên: đắm mình vào quá khứ hoặc giữ khoảng cách với quá khứ. Tuy nhiên, nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi người ta có thể suy nghĩ về vấn đề của mình một cách khách quan và bằng thái độ yêu thương bản thân, họ sẽ có thể nhìn thấy “bức tranh toàn cảnh”.

Nhờ vậy, họ sẽ biết cân nhắc quan điểm của mình lẫn của người khác hơn, từ đó dễ tha thứ và giúp đỡ những người xung quanh hơn.

Ta không bao giờ có thể biết “chính xác” cảm giác của ai đó

Nhìn lại chính mình là việc làm cần thiết để bạn hiểu được những phiền toái trong đời. Hiểu biết này có thể giúp bạn suy nghĩ cho người khác khi họ gặp phải tình huống tương tự.

Tuy nhiên, bạn không thể kết luận rằng họ sẽ có cảm nhận về trải nghiệm ấy hệt như cách bạn từng cảm nhận, vì trải nghiệm của hai người chắc chắn vẫn có những điểm khác nhau. Hơn nữa, bạn cũng có thể rất khó đặt bản thân mình vào một thời điểm trong quá khứ - vì có lẽ quan điểm của bạn giờ đã khác đi.

Đối với một số công việc đặc biệt như chuyên viên tâm lý hoặc điều dưỡng, biết giữ khoảng cách khi đặt mình vào vị trí của người khác là việc nên làm.

Có lẽ thay vì nói với ai đó “Tôi hiểu được chính xác cảm giác của bạn”, thì tốt nhất bạn nên đặt cho họ những câu hỏi giúp bạn hiểu hơn về những điều mà họ đang trải qua. Cách này cũng sẽ giúp họ hình thành cái nhìn sâu sắc hơn về tình huống hiện tại của mình.

***

>>  Thói Quen Tốt Ảnh Hưởng Tới Bạn Như Thế Nào?

>> Kỹ Năng Giao Tiếp, Thuyết Trình & Ứng Xử Thông Minh

Tác giả: Adam Gerace

Người dịch: Đỗ Duy Anh


(*) Xem thêm

Bình luận

 

 

 

Đã thêm vào giỏ hàng